Nagisa lê
1.Cảm nhận cảnh và tình trong tám câu thơ: Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buôn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi 2. Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Lục Vân Tiên với hành động đánh cướp trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của Nguyễn Đình Chiểu Vân Tiên ghé lại bên đàng, Bẻ cây...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Nam
Xem chi tiết
Luộc Thịt
14 tháng 4 2021 lúc 17:37

Câu 1:

+) "Buồn trông của bể chiều hôm/Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa": Cảnh - Kiều nhìn ra phía cửa sổ dưới trời hoàng hôn, thấy con thuyền đang đi xa dần <=> Tình - Kiều thấy rằng con đường trở về của mình ngày càng thu hẹp và xa dần.

+) "Buồn trông ngọn nước mới sa/Hoa trôi man mác biết là về đâu": Cảnh - Kiều nhìn thấy những cánh hoa mỏng manh trôi theo ngọn nước mới sa <=> Tình - Kiều xót thương cho thân phận chìm nổi bất định của mình, không biết cuộc đời nàng sẽ đi về đâu.

+) "Buồn trông nội cỏ rầu rầu/Chân mây mặt đất một màu xanh xanh": Cảnh - Kiều thấy xa kia là thảm cỏ rộng và xanh rầu, hoang vắng, cô đơn <=> Tình - Kiều cảm thấy cuộc đời mình âm u, sầu muộn, cô đơn, đồng thời dự cảm về một cuộc đời không mấy tốt đẹp và ảm đạm của nàng về sau này.

+) "Buồn trông gió cuốn mặt duềnh/Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi": Cảnh - Là tâm cảnh của Kiều, Kiều tưởng tượng mình đang ngồi giữa biển khơi, sóng ầm ầm như muốn nhấn chìm nàng xuống <=> Tình - Kiều có dự cảm không mấy tốt đẹp về tương lai sau này của mình, sẽ bị người đời đày đọa và làm cho tủi nhục.

Bình luận (0)
Cảnh
Xem chi tiết
Lộc Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
30 tháng 1 lúc 21:06

- BPTT lặp cấu trúc: sự lặp lại kết cấu ngữ pháp “Buồn trông + …" ở các dòng thơ

(1) Buồn trông cửa bể chiều hôm

(2) Buồn trông ngọn nước mới sa,

(3) Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

(4) Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

- Tác dụng: Diễn tả nỗi buồn triền miên, không dứt của Thuý Kiều khi xa nhà.

Bình luận (0)
Thanh Thanh
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Phạm Uyên
25 tháng 5 2021 lúc 14:00

a, -Điệp ngữ: "buồn trông" (x2)

- Câu hỏi tu từ (x2)

b, Tác phẩm "Kiều ở lầu Ngưng Bích" (Truyện Kiều), tác giả: Nguyễn Du

c, Đoạn thơ trên còn là sự thông cảm, thấu hiểu của Nguyễn Du dành cho nhân vật, vì chỉ có như vậy ông mới sử dụng được bút pháp tả cảnh ngụ tình xuất sắc và chân thực đến thế

Bình luận (1)
HUY KO NGU
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 7 2019 lúc 14:30

Tác giả xót thương trước thân phận và hoàn cảnh của Kiều. Tác giả tái hiện chân thực nỗi đau, nỗi buồn và sự tuyệt vọng của Kiều trong những ngày tháng vô định, mù mịt, không có tương lai.

Tác giả thấu hiểu cặn kẽ nỗi cô đơn, buồn tủi mà Kiều đang phải đối mặt, vì thế mà ông có thể diễn tả thông qua hình ảnh của ngoại cảnh nhưng chạm tới được dụng ý nghệ thuật của mình.

Cảnh thiên nhiên trong bài cũng chính là cái cớ để tác giả bộc lộ cảm xúc chân thật của mình.

Bình luận (0)
HUY KO NGU
Xem chi tiết
nthv_.
15 tháng 10 2021 lúc 22:13

Điệp ngữ: buồn trông.

Tác dụng: cho thấy nỗi buồn man mác, sự cô đơn tuyệt vọng và buồn bã của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 4 2019 lúc 14:27

Cảnh vật trong đoạn thơ được miêu tả theo trình tự từ xa tới gần.

Từ “cửa bể chiều hôm” tới “ghế ngồi”, bốn khung cảnh khác nhau:

    + Một cánh buồm thấp thoáng nơi cửa biển.

    + Những cánh hoa lụi tàn trôi man mác trên ngọn nước mới.

    + Nơi cỏ héo úa, rầu rầu.

    + Cảnh tưởng tượng sóng quanh ghế ngồi.

→ Diễn đạt nỗi buồn dâng lên đầy ắp, càng ngày như muốn nhấn chìm Kiều trước cuộc bể dâu.

Bình luận (0)